539
Bạn là một người quản trị website và bạn sẽ phải làm gì để việc quản lý trở lên hiệu quả cho công việc, hiện nay có rất nhiều công cụ để giúp quản lý web nhưng hãy lựa chọn công cụ tin cậy và chính xác để sử dụng.
Đối với một doanh nghiệp thì mục tiêu cuối cùng của hầu hết các chiến dịch Marketing đều là doanh số thu về. Do đó, chỉ số chuyển đổi (conversion rate) luôn là một trong những con số quan trọng nhất cần được đo lường cụ thể. Chỉ số này sẽ thay đổi tùy theo mục tiêu được đề ra của website. Mục tiêu ở đây không nhất thiết phải là mua hàng, mà có thể là đăng kí nhận tin, xem video…
Công cụ quản lý và theo dõi website sẽ rất hữu ích trong việc thu thập dữ liệu và thiết lập các công thức đo lường dựa trên thao tác của người dùng khi đến với website để bạn có được những cái nhìn nhận đúng đắn và đắt giá nhất.
Tìm hiểu nguyên nhân khách hàng tiềm năng không quyết định mua hàng trên trang là vô cùng cần thiết. Bằng cách phân tích và cải thiện chỉ số “Bounce Rate” (Tỷ lệ người truy cập và website và rời bỏ ngay mà không xem bất cứ một nội dung nào) sẽ giúp bạn khắc phục được những thiếu sót còn tồn đọng trong các hoạt động tiếp thị.
Chỉ số Bounce Rate là chỉ số phản ánh mức độ thành công của chiến dịch Marketing và là thước đo số lượng người truy cập không tìm thấy thông tin họ cần trên trang, chẳng hạn như thông tin chi tiết sản phẩm, địa chỉ doanh nghiệp hay số điện thoại liên lạc….
Để thu hút được khách hàng đến với website của mình thì doanh nghiệp đã phải đầu tư rất nhiều nguồn lực và chi phí. Chính vì vậy, làm sao để tạo ra hiệu quả kinh doanh thực sự và không lãng phí tài nguyên luôn là điều họ mong muốn khi thiết kế website. Báo cáo lưu lượng truy cập (Traffic Sources) và nguồn là những chỉ số giúp bạn định vị được nguồn truy cập của người dùng (từ công cụ tìm kiếm, trực tiếp, mạng xã hội, referal hay các chiến dịch quảng cáo…) và có những điều chỉnh cho hợp lý để tối đa hóa hiệu quả.
Hình ảnh là một phần không thể thiếu cho các website vì vậy hãy sử dụng photoshop để thiết kế và chỉnh sửa những file ảnh của bạn, từ giảm dung lượng cho phù hợp thời hình ảnh bắt mắt photoshop rất mạnh trong phần xử lý hình ảnh.
Khi khách hàng truy cập một website thì những hình ảnh đẹp sẽ góp phần quyết định giữ người dùng ở lại web lâu hơn và gần gũi thân thiện hơn, tăng độ tin cậy và chuyên nghiệp của doanh nghiệp
Google Analytics là công cụ trợ giúp rất tốt cho những người quản trị website với tính năng vượt trội vì được google phát triển. Nó không chỉ giúp cho bạn đo lường doanh số bán hàng, số lượng truy cập, số lần xem trang, thời gian trung bình, tỷ lệ thoát… mà còn cung cấp những thông tin chuyên sâu như vị trí địa lý của người truy cập, phương tiện sử dụng để vào website, tốc độ truy cập Internet…
Với những báo cáo có được, bạn sẽ hiểu những phần nào của trang web đang hoạt động tốt, những trang nào khách hàng thường xuyên tương tác nhất để có hướng phát triển phù hợp.
Ngoài ra bạn cũng sẽ nắm được thói quen của người truy cập web, theo dõi các giao dịch cho chiến dịch và từ khóa từ đó điều chỉnh giỏ mua sắm để tăng doanh số bán hàng, xây dựng mức độ trung thành của khách hàng.
Nói chung là Google analytics rất mạnh và rất cần cho một hệ thống website
Đây là công cụ quản trị website giúp chúng ta hiểu được lý do vì sao các máy tìm kiếm nhìn thấy website của bạn thông qua việc cung cấp những số liệu liên quan đến từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất, liên kết đến website có nguồn gốc từ đâu.
Google Webmaster Tools cũng sẽ thông báo cho nhà quản trị biến những thông tin về số pages đã được “indexed”, lỗi được tìm bởi Googlebot. Những thông tin bao gồm các lỗi như: malware gây hại đến người truy cập, lỗi cản trở crawler index…
Khi sử dụng Google Webmaster Tools, người quản trị websie sẽ biết cách làm trang web của mình thân thiện với các cỗ máy tìm kiếm, khắc phục những lỗi liên quan tới tốc độ tải trang của website…
Kiểm tra tốc độ và khả năng sử dụng các trang web của bạn trên nhiều thiết bị
Chỉ cần nhập URL và công cụ này sẽ kiểm tra thời gian tải và hiệu suất cho máy tính và cả điện thoại di động. Ngoài ra nó còn có khả năng xác định ưu nhược điểm của website. Kết quả trên điện thoại di động cũng gắn với trải nghiệm người dùng, theo các tiêu chí như mục tiêu máy và kích cỡ phông chữ.
Xem cơ sở doanh nghiệp của bạn xuất hiện trên Internet như thế nào
Moz thu thập xử lí dữ liệu từ hơn 15 nguồn khác nhau, bao gồm cả Google, Foursquare và Facebook để đánh giá cửa hàng của bạn trông ra sao khi nó được đưa lên Internet. phân tích, đánh giá về khả năng SEO của website, giúp tối ưu hóa tìm kiếm hàng đầu. Công cụ này cũng cung cấp những thông tin giá trị về SEO thông qua blog, bài viết và công cụ. Đồng thời với việc tích hợp OpensiteExploter sẽ giúp phân tích hồ sơ backlink, đo lường các chỉ số social media như G+, Like, share…
Ngoài ra công cụ này còn giúp chỉ ra “relative importance and visibility” và “potential strength and ability of a page to rank in the search engines” nhằm giúp chủ web có một cái nhìn căn bản về độ mạnh, yếu của trang.
Gợi ý từ khoá chỉ dựa trên một từ khóa duy nhất
Chỉ cần nhập một từ khóa, và Keyword Tool sẽ cung cấp một số lượng lớn các gợi ý từ khóa dài hơn, sắp xếp theo thứ tự alphabet.
Thay đổi lượng tìm kiếm cho các cụm từ khóa
Một trình duyệt nhanh hoặc tìm kiếm thông qua Google Trends có thể cho bạn thấy sự gia tăng đột biến của những cụm từ khóa tiềm năng và những cơ hội SEO cho nội dung marketing của bạn.
Nắm rõ những gì mọi người thường tìm kiếm
Nhập một từ khoá hoặc một nhóm các từ khóa vào ứng dụng, và Google gửi cho bạn các loại số liệu thống kê hữu ích để hướng dẫn cho chiến lược từ khóa của bạn: khối lượng tìm kiếm hàng tháng, mức cạnh tranh, và những cụm từ mà bạn thậm chí còn chưa nghĩ tới.
Tạo sơ đồ trang web
Chỉ cần nhập URL trang web của bạn cùng một vài thông số tùy chọn, XML Sitemaps sẽ tạo ra một sơ đồ trang web mà bạn có thể tải lên Google Webmaster Tools.
Xem trang web của bạn theo cách của một công cụ tìm kiếm
Tất cả những gì bạn cần làm là nhập trang web của bạn vào công cụ này và nó sẽ lược bỏ tất cả những thứ không cần thiết để bạn thấy chính trang web của bạn nhưng theo cách mà các spiders thấy. Góc độ đặc biệt này giúp bạn nhìn rõ được cả hệ thống phân cấp của từng chi tiết cụ thể trong trang web mà có thể chính bạn thậm chí còn không hay biết.
Kiểm tra và tăng điểm cho website của bạn
Site Checkup thực hiện một vòng rà soát nhanh chóng trên trang web của bạn để kiểm tra các tags có phù hợp hay không rồi hiển thị bất kỳ lỗi nào có thể xuất hiện.
Cung cấp cái nhìn tổng quan về websites, trang xã hội và các liên kết của bạn
Đây là một bản miễn phí nhưng rất giá trị về những gì mà các ahref cung cấp, các bảng biểu để giới thiệu các trang và liên kết nội địa đa dạng và giàu thông tin.
Tham khảo thêm
https://www.webmasterworld.com/
https://freetools.webmasterworld.com/tools/site-validator
Việc thành lập website khi hoạt động doanh nghiệp ngày càng trở nên phổ biến. Vậy những website nào của tổ chức, cá nhân
Nghị định 15/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 quy định chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị quyết 43/2022/QH15, trong đó có hướng
Gọi Photopea.com là công cụ Photoshop online không quá đáng chút nào. Tất nhiên, nó không có đầy đủ tính năng chỉnh sửa ảnh
Thiết kế website có chịu thuế gtgt không là một trong những câu hỏi được nhiều khách hàng thắc mắc. Để những khách
Cài đặt lỗi gửi email vào spam khi gửi mail từ hosting cPanel. Khi sử dụng mail từ domain để gửi cho khách hàng thường thì
Bạn có biết những cỗ máy tìm kiếm như google hay bing hoạt động như thế nào, một phần SE sẽ sử dụng file robots.txt trên
Sitemap (sitemaps) có nghĩa là sơ đồ trang trong Website thì sitemap là sơ đồ website của bạn, hiện nay nhiều bạn quản trị website
Bạn là một người đang có nhu cầu thiết kế web mà không biết phải bắt đầu từ đâu, làm thế nào để tối ưu thời
Bộ nhớ đệm (cache) có tác dụng gì đối với một Website? Xóa bộ nhớ đệm có ảnh hưởng gì tới website không? chúng ta
WEBP là một định dạng file ảnh mới bắt đầu được phổ biến gần đây bên cạnh hai định dạng ảnh thông dụng là JPEG